Friday, February 3, 2012

Quy định về bản vẽ và diện tích khi xây nhà

[Capphepxaydung] - Đối với nhà ở có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2  hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở có tầng hầm hoặc thi công nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng. Đó  là quy định Quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ vừa được Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ có hiệu lực từ ngày 01/02/2010. Các hộ gia đình khi xây dựng nhà riêng lẻ hoặc các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà riêng lẻ phải tuân theo.
Nguyên tắc chung khi thực hiện xây dựng các công trình riêng lẻ
  • Xây nhà phải có thiết kế
  • Thiết kế và thi công xây dựng phải là những đơn vị có đủ năng lực hành nghề, năng lực hoạt động trong công việc thực hiện, được quy định trong Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-CP với các công trình có tổng diện tích sàn >250m hoặc >3 tầng hoặc có tầng hầm. Với các công trình quy mô nhỏ hơn thì có thể sử dụng mẫu có sẵn và phải có kinh nghiệm, chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm.
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận. Chủ nhà có đủ năng lực thì được tự thực hiện các công việc trên.
Wedo.,jsc - Thi cong nha o gia dinh, biet thu, van phong
Hình ảnh: Wedo.,jsc thi công tòa nhà văn phòng 38A/5 Trần Phú - Hà Nội

Về thiết kế và khảo sát hiện trạng, khảo sát địa chất

Khi xây dựng nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng bằng hoặc nhỏ hơn 250m2, có từ 2 tầng trở xuống tại nông thôn, chủ nhà nếu không có bản vẽ thiết kế hoặc không lập được bản vẽ thiết kế thì có thể thi công theo mẫu nhà ở đã được xây dựng nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình.

Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng lớn hơn 250 m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong khu di sản văn hóa, di tích lịch sử-văn hóa hoặc trường hợp nâng tầng nhà ở thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hành nghề thiết kế xây dựng là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 54 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

Thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng; kết quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận. phải có giấy phép trước khi khởi công.

Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận. Chủ nhà có đủ năng lực thì được tự thực hiện các công việc trên.

Đối với nhà ở thuộc dự án nhà ở thì chủ đầu tư phải thuê nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-Cp.

Cá nhân, tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ nhà, chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác của sản phẩm, chất lượng và độ an toàn sản phẩm tư vấn; phải bồi thường thiệt hại do các sai sót trong việc tư vấn của mình gây ra.

Phải tuân thủ quy hoạch

Với thiết kế, phải tuân thủ các quy định chi tiết về thiết kế đô thị của chính quyền địa phương (nếu có) và hướng dẫn của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng về quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, về bố cục công trình, khoảng cách tối thiểu giữa các công trình xây dựng riêng lẻ, khoảng lùi của nhà ở so với lộ giới đường quy hoạch, mật độ xây dựng cho phép, kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở, chiều cao, phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ. Bảo đảm quan hệ với các công trình bên cạnh và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với nhà ở.

Kiểm tra hiện trạng để tránh tranh chấp

Khi xây dựng, chủ nhà cần kiểm tra ranh giới đất, các vật kiến trúc được xác định trong các giấy tờ về sở hữu đất, đường ống cấp, thoát nước dùng chung để tránh tranh chấp ranh giới đất và quyền sở hữu các vật kiến trúc. Nếu có sai khác giữa sơ đồ đất được xác định kèm theo giấy tờ sở hữu đất với ranh giới thực tế tại thời điểm xây dựng nhà ở, chủ nhà cần phải tổ chức đo đạc, lập bản đồ ranh giới đất ở tỷ lệ 1/200 với hệ tọa độ theo quy định và thông báo cho các chủ hộ liền kề.

Để bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề cũng như làm cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) giữa chủ nhà và với các chủ công trình này, trước khi phá dỡ công trình cũ hoặc trước khi thi công xây dựng nhà ở, chủ nhà cần chủ động phối hợp với các chủ công trình liền kề kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề. Chủ nhà có thể tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp thực hiện việc này. Nội dung kiểm tra hiện trạng công trình liền kề bao gồm: tình trạng lún, nghiêng, nứt, thấm dột và các biểu hiện bất thường khác của công trình liền kề. Kết quả kiểm tra hiện trạng được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng ảnh, bằng phim. Khi cần thiết, tiến hành đo đạc và đánh dấu các biểu hiện hư hỏng trên bề mặt công trình để có cơ sở theo dõi. Kết quả kiểm tra hiện trạng phải được sự thống nhất giữa chủ nhà với chủ các công trình liền kề có sự chứng kiến của đại diện UBND cấp xã hoặc của đại diện tổ dân phố khi cần thiết.

Trường hợp các chủ công trình liền kề, lân cận không cho kiểm tra hiện trạng công trình thì chủ nhà cần báo cáo UBND cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố để yêu cầu các chủ công trình này phối hợp với chủ nhà để kiểm tra. Nếu các chủ công trình liền kề, lân cận vẫn không hợp tác kiểm tra thì chủ nhà vẫn thực hiện việc thiết kế, thi công xây dựng nhà ở. Mọi chứng cứ về hư hỏng công trình liền kề, lân cận do chủ các công trình này đưa ra khi không có sự thống nhất với chủ nhà sẽ không được công nhận khi có tranh chấp xảy ra, nếu có.

Khi phát hiện công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sụp đổ thì chủ nhà hoặc chủ đầu tư phải khẩn trương phối hợp với các chủ công trình liền kề, lân cận xem xét, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục. trường hợp các bên không tự giải quyết được tranh chấp thì báo cáo UBND cấp xã để xử lý theo quy định của pháp luật.

Về thi công xây dựng

Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc các trường hợp sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của nhà thì mọi tổ chức, cá nhân  được thi công nếu có kinh nghiệm đã từng thi công xây dựng nhà ở có quy mô tương tự hoặc thực hiện công việc tương tự. Tổ chức, cá nhân thi công chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường.

Đối với nhà ở có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2  hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở có tầng hầm hoặc thi công nâng tầng nhà ở thì tổ chức thi công xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định 12/2009/NĐ-Cp.

Chủ nhà có thể giao cho từng nhà thầu thực hiện từng công việc hoặc có thể giao cho một nhà thầu thực hiện tổng thầu hoặc thực hiện theo hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay. Giao kết giữa chủ nhà và các nhà thầu phải được thể hiện thông qua hợp đồng xây dựng xác lập bằng văn bản, đặc biệt đối với các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình.

Wedo.,jsc - Thi cong nha o gia dinh, biet thu, van phong - nghiem thu thep san
Hình ảnh: Thép sàn đã được nghiệm thu - chờ đổ bê tông.

Tùy theo từng công việc mà hợp đồng xây dựng có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các nội dung cơ bản sau:

-         Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng và các thông tin khác: tên giao dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; đại diện của các bên; địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch; mã số thuế; giấy đăng ký kinh doanh; số tài khoản; điện thoại, fax, e-mail; thời gian ký kết hợp đồng và các thông tin liên quan khác.
-         Nội dung và khối lượng công việc.
-         Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc.
-         Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc.
-         Giá hợp đồng xây dựng; tạm ứng hợp đồng xây dựng; thanh toán hợp đồng xây dựng; điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
-         Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nhà và của bên nhận thầu trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu các công việc hoàn thành; bảo hành công trình; bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; điện, nước và an ninh công trường; xử lý đối với các sai sót.
-         Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên chủ nhà và bên nhận thầu.
-         Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng.
-         Giải quyết khi xảy ra rủi ro cũng như các bất khả kháng; giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
-         Các thoả thuận khác.
-         Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.

Các bạn các thể thao khảo mẫu hợp đồng thi công xây dựng của chúng tôi tại đây. Các điều khoản có thể thương thảo bổ sung chi tiết khi các bạn ký hợp đồng thi công xây dựng với chúng tôi.

Các bạn có thể tải bản đầy đủ về Thông tư 39/2009/TT-BXD về Hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đây

Khi Các bạn có nhu cầu Tư vấn thiết kế và thi công xây dựng công trình, vui lòng liên hệ Wedo.,jsc . Chúng tôi là doanh nghiệp có đủ năng lực và chứng chỉ hành nghề hoạt động trong lĩnh vực này. Wedo.,jsc là doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng.

Thạc sỹ: Nguyễn Hồng Giang
Công ty cổ phần phát triển Wedo

Tuesday, January 10, 2012

Tiền sử dụng đất

[Cap phep xay dung] - Sử dụng đất cần đóng những loại thuế nào? Thuế được thu trong những trường hợp nào? Ngoài ra còn những quy định nào liên quan đến sở hữu đất.


1/ Tiền sử dụng đất được thu trong những trường hợp nào? có trường hợp nào không phải nộp tiền sử dụng đất?
Theo nghị định 38 ngày 23/8/2000 của Chính phủ, tiền sử dụng đất được thu trong các trường hợp người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, mua nhà thuộc sở hữu nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp được giao đất nhưng không phải nộp tiền sử dụng đất, cụ thể là:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trong hạn mức theo quy định của pháp luật đất đai, tổ chức sử dụng đất vào mục đích công cộng, doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng đất do nhà nước giao trước ngày 1/1/1999 vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- Người sử dụng đất được nhà nước cho thuê đất. - Người đang sử dụng đất có giấy tờ hợp lệ.
- Người sử dụng đất được mua nhà thuộc sở hữu nhà nước trong các trường hợp thanh lý, hóa giá cho người đang thuê trước ngày 5/7/1994 đã nộp đủ tiền theo quy định và trong giá bán nhà đã tính yếu tố vị trí nhà hoặc tiền sử dụng đất, hoặc trong giấy tờ thanh lý, hóa giá có ghi diện tích nhà kèm theo diện tích đất sử dụng.
- Người đang sử dụng đất mà đã nộp tiền sử dụng đất, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà ở, để xây dựng công trình.
2/ Tiền sử dụng đất được tính như thế nào?
Tiền nộp = (Diện tích đất) X (Giá đất) X (Mức thu)
- Diện tích đất được tính bằng m2.
- Giá đất để tính tiền sử dụng đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định, ở TPHCM  áp dụng theo bảng giá đất mới nhất.
- Mức thu là 0%, 20%, 40% hoặc 100% tùy trường hợp.

3/ Mức thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi được chuyển mục đích sử dụng được quy định như thế nào?
- Hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất là đất ao, vườn,... nằm trong khu dân cư, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang đất làm nhà ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức đất ở (hạn mức đất ở xem ở câu 4 phần những quy định chung), phần diện tích vượt hạn mức phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang đất làm nhà ở thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức đất ở (hạn mức đất ở xem ở câu 4 phần những quy định chung), phần diện tích vượt hạn mức phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao cho tổ chức sử dụng không phải vào mục đích làm nhà ở và không phải nộp tiền sử dụng đất, nhưng tổ chức này đã tự phân chia cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở, nếu được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtthì phải nộp tiền sử dụng đất như sau:
     + Nếu thời điểm phân chia nhà hoặc đất trước ngày 15/10/1993, thì người đang sử dụng đất phải nộp 40% tiền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức đất ở, phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
     + Nếu thời điểm phân chia đất từ ngày 15/10/1993 trở về sau thì người sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
4/ Mức thu tiền sử dụng đất đối với đất đô thị khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Người đang sử dụng đất ở đô thị mà không có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất nhưng phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, khi được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất như sau:
 - Sử dụng đất ở ổn định trước ngày 18/12/1980 thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
 - Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất.
 - Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 15/10/1993 trở về sau thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
 - Nếu do nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất trước đó (từ ngày 15/10/1993 trở đi) mà không có giấy tờ hợp lệ, chỉ có giấy tờ mua bán, chuyển nhượng giữa 2 bên được UBND xã, phường xác nhận thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất.
Các mức thu tiền sử dụng đất nói trên chỉ áp dụng đối với diện tích đất ở trong hạn mức đất ở, phần diện tích đất ở vượt hạn mức phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
5/ Còn đối với đất ở khu dân cư nông thôn, mức thu tiền sử dụng đất khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Được tính như sau:
 - Sử dụng đất ở ổn định trước ngày 31/5/1990 thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
 - Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 31/5/1990 đến trước ngày 15/10/1993 thì phải nộp 20% tiền sử dụng đất.
 - Sử dụng đất ở ổn định từ ngày 15/10/1993 trở về sau thì phải nộp 100% tiền sử dụng đất.
 - Nếu do nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất trước đó (từ ngày 15/10/1993 trở đi) mà không có giấy tờ hợp lệ, chỉ có giấy tờ mua bán, chuyển nhượng giữa 2 bên được UBND xã, phường xác nhận thì phải nộp 40% tiền sử dụng đất.
6/ Ai được giảm tiền sử dụng đất? giảm bao nhiêu?
- Giảm 100%: Bà mẹ VN anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, người hoạt động cách mạng trước CMT8 1945, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức từ 81% trở lên.
- Giảm 90%: Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80%.
- Giảm 80%: Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 41% đến 60%.
- Giảm 70%: Thân nhân của liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 40%.
- Giảm 65%: Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng I hoặc huân chương chiến thắng hạn nhất.

Monday, January 2, 2012

Quyền sử dụng đất - Những quy định chung

1/ Những loại giấy tờ gì chứng nhận quyền sử dụng đất?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ("giấy đỏ") hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị ("giấy hồng").
Nếu chưa có "giấy đỏ" hoặc "giấy hồng" mà có một trong những loại giấy tờ sau đây thì cũng được gọi là giấy tờ hợp lệ về đất:
- Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Những giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cấp trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai trong từng thời kì của nhà nước VN Dân chủ Cộng Hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam VN, Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà người được giao đất, cho thuê đất vẫn liên tục sử dụng đất từ đó đến nay.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp vẫn liên tục sử dụng đất từ đó đến nay.
- Giấy tờ về thừa kế, tặng, cho nhà ở gắn liền với đất mà được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận và đất đó không có tranh chấp.
- Bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
- Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã, phường, thị trấn thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã, phường, thị trấn.
2/ Muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải có giấy tờ gì?
Theo thông tư 1990 ngày 30/11/2001 của tổng cục địa chính thì người sử dụng đất có 1 trong 10 loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Giấy tờ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho hộ gia đình, xã viên hợp tác xã từ trước ngày 28/6/1971.
- Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà theo quy định của pháp luật.
Và 8 loại giấy tờ đã nêu ở câu số 1.



3/ Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
UBND cấp tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trong nước, nhà chùa, nhà thờ, thánh thất tôn giáo và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại VN.
UBND cấp quận, huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng.


4/ Thế nào là đất ở, hạn mức đất ở được quy định như thế nào?
Đất ở của hộ gia đình, cá nhân là đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt như bếp, sân, giếng nước, nhà tắm, vệ sinh, lối đi, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho...
Tại TPHCM theo quyết định số 64 ngày 30/7/2001 của UBND TPHCM, hạn mức đất ở là:
- Không quá 160m2 đối với các quận nội thành (1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp).
- Không quá 200m2 đối với các quận mới 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và thị trấn (các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè)
- Không quá 250m2 đối với khu quy hoạch, phát triển đô thị.
- Không quá 300m2 đối với huyện Cần Giờ và các khu dân cư nông thôn.


5/ Đất nông nghiệp muốn chuyển thành đất ở thì phải làm sao?
Đất nông nghiệp muốn chuyển thành đất ở phải lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Trên thực tế có thể lập hồ sơ chuyển nhượng (mua đất) và chuyển mục đích cùng một lúc.


Nguồn: xinphepxaydung.com

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | 100 Web Hosting